Đăng nhập Đăng ký website 
Dùng thử miễn phí

Tối ưu SEO Onpage giúp website đạt hiệu quả SEO cao nhất

SEO Onpage là gì và nó ảnh hưởng như thế nào đến kết quả tìm kiếm, xếp hạng của các Search Engine?  Những yếu tố nào cần tối ưu hóa?

SEO Onpage có thể hiểu đơn giản là việc tối ưu hóa trang chủ và tất cả các trang khác trên website sao cho phù hợp với yêu cầu của công cụ tìm kiếm nhất (Search Engine). Các Search Engine không đọc hiểu theo cách con người cảm nhận mà chúng hoạt động dựa theo các thuật toán đã được cài đặt sẵn vì vậy nếu website nào cung cấp tốt và đầy đủ các yêu cầu này thì sẽ được ưu tiên xếp hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm của chúng.

Đối với người sử dụng thì nội dung luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu, website nào cung cấp nội dung đầy đủ, đúng nhu cầu là được, tuy nhiên các search engine không thể hiểu được nội dung như thế nào là đúng yêu cầu vì vậy chúng cần nhiều thông tin khác nữa để xác định.

6 yếu tố hàng đầu cần tối ưu hóa cho Search Engine (SE)

6 yếu tố cần tối ưu hóa cho SEO Onpage

1. Nội dung: là yêu cầu đầu tiên và quan trọng nhất cho cả người dùng và search engine, ngoài thông tin chất lượng, nội dung chuẩn SEO phải tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật sau:
+ Nội dung có độ dài tối thiểu 500-600 từ, Google luôn ưu tiên các bài viết có nội dung tốt và dài. Các nội dung mới, sáng tạo, không bị trùng lặp luôn được đánh giá cao nhất.
+ Nội dung phải chứa các từ khóa và được phân bổ một cách hợp lý, việc có quá nhiều từ khóa và lặp lại nhiều lần sẽ bị đánh giá là spam từ khóa và sẽ bị trừ điểm xếp hạng.
+ Nội dung cần có cấu trúc rõ ràng, bao gồm đầy đủ thông tin cho các thẻ title, description, tuân thủ quy tắc sử dụng thẻ heading h1, h2…

Các search engine không thể xác định được chất lượng nội dung của một bài viết nhưng có thể đánh giá thông qua các yếu tố sau:
+ Link liên kết: Một bài viết nhận được nhiều link liên kết từ các website chất lượng khác (backlink) hoặc được liên kết đến bởi nhiều bài viết phù hợp trên cùng website sẽ được đánh giá là bài viết tốt.
+ Dwell time: là thời gian tính từ khi người sử dụng vào website cho đến khi rời khỏi trang, thời gian ở lại lâu sẽ được search engine đánh giá là nội dung có ích cho người dùng.
Vì vậy đầu tư thời gian và công sức để tạo ra một nội dung tuyệt vời và chuẩn SEO là yếu tố quan trọng nhất giúp website đạt thứ hạng cao.

2. Từ khóa: là yếu tố quan trọng hàng đầu khi người sử dụng tìm kiếm thông tin, đây cũng là thông tin để các search engine phân tích và đưa ra kết quả tìm kiếm phù hợp nhất.
Vậy một bài viết cần bao nhiêu từ khóa và phân bố như thế nào là đúng?
Không có tài liệu kỹ thuật chính thức nào quy định các yếu tố này nhưng theo kinh nghiệm của các Seoer thì một bài viết cần 5 tới 7 từ khóa là phù hợp và được phân bố vào các vị trí sau:
+ Từ khóa trong tiêu đề bài viết (thẻ title): đây là vị trí quan trọng nhất để đặt từ khóa, phải có ít nhất một từ khóa ở đây vì nội dung này sẽ hiển thị trong kết quả tìm kiếm của Google.
+ Từ khóa trong đường dẫn URL: các search engine sẽ phân tích để lọc ra các từ khóa liên quan đến bài viết, vì vậy từ khóa trong url là một lợi thế.
+ Từ khóa trong các thẻ heading: đây là nơi từ khóa cần xuất hiện nhiều vì các search engine sẽ sử dụng thông tin để biết nội dung thuộc chủ đề nào, tối ưu nhất là 1 từ khóa chính trong thẻ h1 và 2 hoặc 3 từ khóa liên quan trong thẻ h2.
+ Từ khóa trong nội dung: chỉ nên chiếm 2-5% bài viết và được phân bố đều ở đầu, cuối và giữa nội dung.
+ Loại từ khóa: hãy tận dụng tối đa cả từ khóa ngắn, từ khóa dài, từ khóa gần và cả các cụm từ khóa để đảm bảo nội dung bài viết được tự nhiên.
+ Từ khóa rất quan trọng nhưng nếu nhồi nhét quá nhiều vào trong website sẽ có nguy cơ bị phạt Google Penalty, và khi đó ngoài thứ hạng sụt giảm thì lượng traffic cũng sẽ giảm trong thời gian dài.

3. Cấu trúc website: cấu trúc website tốt sẽ giúp người dùng có thể thấy nhiều hơn các thông tin họ cần và có thể dành nhiều thời gian trên website hơn, cấu trúc tốt cũng sẽ giúp crawl dữ liệu nhanh hơn, search engine không thể tự phát hiện mọi thứ có trên website, đó là lý do chúng ta thường phải cung cấp thêm các file sitemap.
Các nội dung quan trọng không nên để quá sâu trong site, ví dụ cần phải click 5 lần mới tới được nội dung cần đọc là một cấu trúc không tốt, trung bình chỉ cần 2 hoặc 3 click là tối ưu nhất.
Sử dụng Breadcrumb hợp lý: breadcrumb là các đường link phân cấp giúp người sử dụng thấy là họ đang ở trang nào trên website từ đó có thể đi tiếp hoặc quay lại trang họ cần.

4. Hình ảnh: các search engine không thể hiểu được hình ảnh vì vậy chúng cần đọc các thông tin mô tả trong thẻ atl và cả trong tên hình ảnh để hiểu được bức ảnh đang mô tả điều gì, vì vậy hãy cung cấp thật chi tiết các thông tin này.
Ví dụ bạn có một tấm hình chiếc bánh kem trong bài viết, thay vì đặt tên hình kiểu như image001.jpg hãy đổi thành banh-kem-sinh-nhat.jpg và trong phần alt bạn có thể nhập là bánh kem sinh nhật socola

5. Liên kết giữa các trang: hay còn gọi là liên kết nội bộ (Internal Link) là liên kết qua lại giữa các trang trên cùng một website (cùng tên miền), các liên kết này vô cùng quan trọng vì nó giúp search engine tiếp cận được tất cả các trang liên quan và đem lại lợi ích sau:
- Giúp các SE tăng tốc độ index website: các bots sẽ đi theo các link để lập chỉ mục cho nội dung bài viết, việc chủ động cung cấp các link thuộc cùng nhóm chủ đề sẽ giúp các bots thực hiện việc index dễ dàng và nhanh chóng hơn.
- Giữ chân người sử dụng lâu hơn: bằng việc cung cấp các link liên quan đến nội dung đang tìm kiếm, người sử dụng sẽ tìm được nhiều thông tin hơn từ đó giảm thời gian thoát khỏi website.
- Chia sẻ Pagerank giữa các trang: các search engine đánh giá thứ hạng theo từng nội dung cụ thể, nghĩa là trên cùng website nhưng bài viết nào có nội dung tốt hơn nhiều người truy cập hơn sẽ có thứ hạng cao hơn, việc liên kết qua lại giữa các nội dung sẽ giúp website có chỉ số PR đồng đều hơn.

6. Tốc độ tải website: yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến người sử dụng, nếu một webiste mất quá nhiều thời gian để tải sẽ gây khó chịu với người sử dụng và bị đánh giá thấp trong kết quả tìm kiếm.
Có thể kiểm tra tốc website bằng công cụ đánh giá do chính Google cung cấp: PageSpeed Insights
Xem thêm bài Kiểm tra và tối ưu hóa tốc độ cho website bằng công cụ PageSpeed Insights của Google để biết cụ thể các bước thực hiện.

Trái ngược với SEO Onpage là SEO Offpage: đó là việc xây dựng liên kết từ các website khác để link về website chính. Dựa trên số lượng và chất lượng đường link này mà các thuật toán của Google sẽ đánh giá và xếp hạng website.

Như vậy để website được xếp hạng cao trên kết quả tìm kiếm của Google cần nhiều yếu tố, trong đó SEO Onpage là yếu tố đầu tiên cần thực hiện bởi một website chuẩn SEO là bước đầu tiên để các bước tiếp theo đạt hiệu quả cao nhất.


Các tin khác
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ THƯƠNG HIỆU TRỰC TUYẾN
Address: 216/14 Bùi Văn Ba, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Tp.HCM 
Số CNKD: 0310575921 - Ngày cấp: 12/01/2011 - Nơi cấp: Tp.HCM
Hotline: 0908.622.880 - Email: info@thuonghieuonline.vn
Hotline: 0908.622.880 (Mr. Dũng) - Zalo: 0908622880
Email: info@thuonghieuonline.vn
Số Hotline
Zalo